Với tốc độ đào thải nhanh cùng tính cạnh tranh gay gắt, để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp trong ngành bán lẻ thực phẩm, đồ uống cần thực sự nhạy bén và không ngừng thay đổi để thích ứng với những xu hướng mới, sở thích và kỳ vọng của người tiêu dùng.
Điểm nhanh tin thị trường bán lẻ thực phẩm, đồ uống Việt Nam 2023
Trong báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, số liệu từ quy mô thị trường ngành bán lẻ Việt Nam hiện đang lên tới 142 tỷ USD. Dự báo con số này sẽ tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025, đóng góp 59% GDP.
Còn theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, tính chung 5 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 2.527 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,3%).
Thị trường bán lẻ thực phẩm và đồ uống được kỳ vọng sẽ sớm khởi sắc trở lại. Ảnh: doanhnghiephoinhap
Những số liệu trên cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của thị trường, đồng thời cũng thể hiện sức cạnh tranh gay gắt của ngành. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để doanh nghiệp có thể cạnh tranh và trở nên nổi bật so với trăm ngàn đối thủ ngoài kia? Một trong những bí kíp không thể thiếu chính là sở hữu một bộ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ.
Tầm quan trọng của bộ nhận diện thương hiệu đối với ngành bán lẻ thực phẩm, đồ uống
Bộ nhận diện thương hiệu là yếu tố không thể thiếu và có vai trò đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp hoạt động trong bất kì ngành nghề kinh doanh nào, và ngành bán lẻ thực phẩm, đồ uống cũng không ngoại lệ.
Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho ngành bán lẻ thực phẩm, đồ uống không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo và tinh tế, mà còn phải thể hiện được tính cách, giá trị và thông điệp của sản phẩm/dịch vụ. Một hệ thống nhận diện tốt là công cụ để gây ấn tượng, thu hút khách hàng, tăng doanh số bán và là nền tảng vững chắc để phát triển thương hiệu đường dài.
Để tạo nên một bức tranh toàn diện về doanh nghiệp, bộ nhận diện thương hiệu của ngành bán lẻ thực phẩm, đồ uống cần đảm bảo có ít nhất những hạng mục sau:
- Logo
- Bao bì
- Bộ nhận diện online: website, ấn phẩm trang mạng xã hội
- Các ấn phẩm quảng cáo: Tờ rơi, voucher...
Xu hướng thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho ngành bán lẻ thực phẩm, đồ uống
Với tốc độ đào thải nhanh cùng tính cạnh tranh gay gắt, để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp trong ngành bán lẻ thực phẩm, đồ uống cần thực sự nhạy bén và không ngừng thay đổi để thích ứng với những xu hướng mới, sở thích và kỳ vọng của người tiêu dùng.
Dạo qua một vòng các thương hiệu thay đổi bộ nhận diện thương hiệu gần đây cùng báo cáo từ những doanh nghiệp uy tín, Rubyk tổng hợp lại một số xu hướng thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho ngành bán lẻ thực phẩm, đồ uống như sau:
1. Xu hướng thiết kế logo: Tối giản nhưng không đơn điệu
Trong vài năm trở lại đây, đã có rất nhiều màn "lột xác" ngoạn mục từ các thương hiệu thực phẩm, đồ uống trong và ngoài nước, lớp vỏ cũ kỹ, lỗi thời được thay thế bằng bộ nhận diện ấn tượng và sáng tạo hơn.
Màn “thay áo mới” của Vinamilk đã tạo nên làn sóng thảo luận vô cùng sôi nổi trên mạng xã hội.
Đặc biệt, việc cho ra mắt một website riêng (https://est1976.vinamilk.com.vn/) giúp người dùng có thể tự tạo một logo cho chính mình với thiết kế giống với logo của Vinamilk bỗng chốc đã tạo thành một trend mới trên mạng xã hội.
Logo mới của Pepsi thể hiện rõ năng lượng mà thương hiệu đại diện
Điểm chung của những lần thay đổi này là đều tập trung vào tính tối giản (minimalism). Phong cách thiết kế này tập trung vào sự đơn giản, đường nét rõ ràng và loại bỏ chi tiết rườm rà. Việc sử dụng bảng màu trung tính, trang trí hạn chế và đường nét sạch sẽ tạo ra một không gian gọn gàng, dễ nhớ, dễ hiểu nhưng không đơn điệu, nhàm chán và vẫn giữ được những đặc trưng vốn có.
- Font: Kiểu chữ San-serif (kiểu chữ không chân) được ưa chuộng
- Hình ảnh trong logo: Được loại bỏ hoặc tiết chế, tinh gọn hơn và có tính nhận diện cao.
- Màu sắc: Lựa chọn màu sắc trung tính hoặc các cặp màu tương phản mạnh hay màu tươi sáng, nổi bật để vừa phù hợp với tính cách thương hiệu vừa mang lại ấn tượng mạnh mẽ về mặt thị giác.
2. Xu hướng thiết kế đồ họa trong ngành bán lẻ thực phẩm, đồ uống
Tương tự như xu hướng "no-makeup makeup look" (trang điểm như không trang điểm) tối giản trong ngành làm đẹp, ngành công nghiệp bán lẻ thực phẩm, đồ uống dường như cũng đi theo con đường này và trọng tâm chính là sản phẩm của ngành.
Dưới đây là một số điểm nổi bật trong xu hướng thiết kế đồ họa của ngành bán lẻ thực phẩm, đồ uống:
- Sử dụng màu sắc tươi sáng, nổi bật và phối hợp hài hòa để tạo ra một thiết kế sinh động, gây ấn tượng ngay lập tức.
- Sử dụng hình ảnh minh họa đơn giản, nhưng có tính nhận dạng cao. Hình ảnh làm nổi bật được đặc điểm, lợi ích hoặc câu chuyện của sản phẩm, tạo ra một liên kết cảm xúc với khách hàng.
- Sử dụng phông chữ độc đáo, sáng tạo và phù hợp với ngữ cảnh. Sử dụng phông chữ phù hợp góp phần tạo ra một thiết kế nhất quán, mang lại cảm xúc, dễ đọc và ghi nhớ.
- Hình ảnh sản phẩm là trọng tâm: Tránh làm lộn xộn thiết kế với quá nhiều yếu tố trang trí hoặc hình nền gây mất tập trung, các yếu tố khác của thiết kế chỉ nên là “gia vị” cho bức ảnh.
Đơn cử như thiết kế này của nhãn hàng TH*, sản phẩm được làm nổi bật nhất để người xem dễ dàng ghi nhớ hình ảnh, tên gọi và hương vị của sản phẩm.
3. Xu hướng “xanh hóa” trong thiết kế bao bì ngành bán lẻ thực phẩm, đồ uống
Ngành thiết kế bao bì trở nên cạnh tranh hơn rất nhiều khi bao bì cũng quan trọng như chính bản thân sản phẩm. Thiết kế bao bì ngày nay mặc dù ưu tiên sự tối giản nhưng vẫn đảm bảo dựa trên thiết kế thương hiệu đồng nhất với bao bì sạch sẽ, rõ ràng từ bố cục đến hình ảnh và cách sử dụng màu sắc.
Bên cạnh đó, một xu hướng không mới nhưng đã, đang và sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ đến quá trình sản xuất và thiết kế bao bì của doanh nghiệp là xu hướng "xanh hóa" bao bì. Xu hướng này được thúc đẩy bởi thói quen tiêu dùng sản phẩm xanh tăng lên trên toàn cầu.
Với nhận thức sâu sắc về vấn đề ô nhiễm môi trường, Orion Việt Nam ra mắt mẫu "bao bì hiền lành" với số lượng màu mực in được giảm bớt để hạn chế màu mực thải ra vì một môi trường xanh. Dòng bao bì này được triển khai trên hai dòng bánh chủ lực của Orion là Custas và Goute. Một hành động tuy nhỏ nhưng chứng tỏ được sự gần gũi hơn với tự nhiên của sản phẩm, đồng thời truyền cảm hứng cho mọi người về lối sống xanh nhằm giữ gìn không gian xung quanh.
Thiết kế bao bì tối giản mới của Custas thay thế cho bao bì sản phẩm vốn rực rỡ và bắt mắt trước kia. Ảnh: Orion Vietnam
Giờ đây, việc lựa chọn vật liệu bao bì cho sản phẩm thực phẩm, đồ uống ngày càng được các doanh nghiệp đặt lên bàn cân tính toán. Các loại bao bì nhựa, nilon đang dần được thay thế bởi các chất liệu thân thiện hơn với môi trường: bao bì giấy, bao bì thủy tinh, bao bì sinh học, bao bì làm từ nhựa có thể tái chế, tái sử dụng…
Kết
Sở hữu bộ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ trở thành chìa khóa để mở lối thành công và tăng khả năng cạnh tranh đối với bất kỳ doanh nghiệp bán lẻ F&B nào. Trên đây là một số xu hướng thiết kế bộ nhận diện thương hiệu được Rubyk tổng hợp mà các doanh nghiệp bán lẻ F&B không nên bỏ lỡ và có thể áp dụng vào hoạt động của mình.
Cần giải pháp sáng tạo? Có Rubyk xoay